Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

SÁCH ĐẠI VIÊN MÃN - PHỤ LỤC

Phụ lục I: Yêu cầu đối với trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp
1. Trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp tại đâu cũng là các tổ chức có tính quần chúng chuyên nhất tổ chức thực tu phụ đạo tu luyện; kiên quyết không thành tổ chức kinh tế cũng như [không dùng] phương pháp quản lý cơ cấu hành chính. Không giữ tiền, vật, không có hoạt động trị bệnh. [Áp dụng phương pháp] quản lý lơi lỏng.


2. Trạm trưởng tổng trạm của Pháp Luân Đại Pháp cũng như các nhân viên công tác cần phải là những người thực tu chuyên nhất chỉ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

3. Khi hoằng dương Pháp Luân Đại Pháp cần phải chiểu theo tư tưởng và hàm nghĩa trong Đại Pháp mà truyền; không được lấy quan điểm cá nhân hay phương pháp của công pháp khác mà truyền như là điều của Pháp Luân Đại Pháp, [nếu không sẽ] làm người tu luyện dẫn đến những suy nghĩ không đúng đắn.

4. Tổng trạm các nơi đều tuân thủ pháp luật quốc gia, không can thiệp đến chính trị; đề cao tâm tính người tu luyện là thực chất của tu luyện.

5. Trạm phụ đạo các nơi [nếu] có điều kiện cần phải liên hệ giao lưu tương hỗ, thúc đẩy những người tu luyện Đại Pháp đề cao toàn thể. Không cho phép có tư tưởng cục bộ bài ngoại; độ nhân không phân biệt địa phương, nhân chủng; đâu đâu cũng thể hiện tâm tính của đệ tử chân tu; [hễ] tu Đại Pháp thì đều là đệ tử đồng môn.

6. Kiên quyết phản đối các hành vi phá hoại nội dung của Đại Pháp; bất kể đệ tử nào cũng không được lấy điều mà ở tầng thấp của mình, chỗ [mình] thấy được, nghe được, cảm thụ ngộ được mà giảng nói như là nội dung của Pháp Luân Đại Pháp, và [thực hiện] cái gọi là ‘truyền Pháp’. Ngay cả giảng ‘hành thiện’ cũng không được; bởi vì chúng không phải là Pháp, [mà chỉ] là lời khuyến thiện của người thường, không mang theo Pháp lực [có thể] độ nhân. Hết thảy những ai lấy những điều bản thân mình cảm thụ được mà ‘giảng Đạo’ đều là hành vi loạn Pháp nghiêm trọng; khi giảng lời mà tôi nói thì nhất định phải [nói] thêm rằng ‘Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói …’ v.v.

7. Nghiêm cấm các đệ tử Đại Pháp luyện tạp lẫn công pháp khác (bị xuất thiên [sai] đều thuộc loại người này); [ai] không nghe theo cảnh cáo này thì khi xuất hiện vấn đề phải tự chịu trách nhiệm. Hãy chuyển lời này cho các đệ tử: trong khi luyện công mà mang theo ý niệm hay hoạt động tư tưởng của công pháp khác là không được. Hễ động niệm thì chính là bản thân đang cầu thứ của môn ấy; hễ luyện tạp lẫn là Pháp Luân sẽ biến hình, mất hiệu quả.

8. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải đồng tu cả tâm tính và động tác. Ai chỉ luyện động tác không coi trọng tâm tính, thì không thể nào được thừa nhận là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp; do vậy phải coi việc học Pháp đọc sách là khoá tu cần làm hàng ngày.

Lý Hồng Chí

20 tháng Tư, 1994

Phụ lục II: Quy định đệ tử Pháp Luân Đại Pháp truyền Pháp truyền công
1. Hết thảy các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp khi truyền Pháp, chỉ có thể dùng “Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng…” hoặc “Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói…”. Tuyệt đối không dùng những điều bản thân mình cảm giác, thấy được, biết được hoặc những điều trong môn phái khác mà [giảng nói] như là Đại Pháp của Lý Hồng Chí, nếu không điều truyền ra ấy không phải là Pháp Luân Đại Pháp, mà chính là phá hoại Pháp Luân Đại Pháp.

2. Hết thảy các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp khi truyền Pháp, có thể [mở] nhóm đọc sách, nhóm toạ đàm, hoặc tại nơi luyện công mà [đọc] Pháp Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng; không được [bắt chước] theo hình thức của tôi là dùng hội trường giảng Pháp làm hình thức truyền Pháp. Người khác không giảng được Đại Pháp này, cũng sẽ không biết được những gì tôi suy nghĩ tại tầng của tôi, Pháp mà tôi giảng cũng như hàm nghĩa chân chính trong ấy.

3. Tại nhóm đọc sách, nhóm toạ đàm, hoặc tại nơi luyện công mà nói chuyện về những điều lý giải hoặc nhận thức về Đại Pháp, cần phải nói rõ rằng đó là “thể hội cá nhân”. Không cho phép trộn lẫn giữa Đại Pháp được truyền với “thể hội cá nhân”; lại càng không được phép lấy “thể hội cá nhân” mà nói thành như là điều Sư phụ Lý Hồng Chí giảng.

4. Hết thảy các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp khi truyền Pháp dạy công, tuyệt đối cấm chỉ thu phí nhận quà; ai vi phạm đã không còn là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

5. Hết thảy các đệ tử Đại Pháp đều không được lấy cớ truyền công, hay bất kể cớ gì để điều trị bệnh cho người học công; nếu không thì chính là phá hoại Đại Pháp.

Lý Hồng Chí

25 tháng Tư, 1994

Phụ lục III: Tiêu chuẩn phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp
1. Biết quý trọng công pháp này, có nhiệt tình công tác, mong muốn nghĩa vụ phục vụ; tích cực tổ chức hoạt động luyện công cho học viên.

2. Phụ dạo viên phải là người chuyên nhất tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nếu học công pháp khác, thì được coi là tự động từ bỏ tư cách học viên và phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp.

3. Tại điểm luyện công cần tuân thủ nghiêm khắc kỷ luật; khoan dung với người; giữ vững tâm tính; hỗ trợ bạn bè thân ái.

4. Hoằng dương Đại Pháp, thành tâm dạy công {động tác}; tích cực phối hợp và ủng hộ tổng trạm trong các công tác khác nhau.

5. Có nghĩa vụ dạy công {động tác}; nghiêm cấm thu phí nhận quà; người luyện công không cầu danh cầu lợi, chỉ cầu công đức.

Lý Hồng Chí

Phụ lục IV: Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần biết
1. Pháp Luân Đại Pháp là công pháp của tu luyện Phật gia; không ai được phép mượn danh nghĩa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để tiến hành tuyên truyền tôn giáo khác.

2. Hễ là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình; hễ ai có hành vi vi phạm chính sách pháp luật quốc gia, thì đều là điều không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Đại Pháp. [Hành vi] vi phạm cũng như hết thảy những hậu quả đều là do đương sự tự chịu trách nhiệm.

3. Hễ là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì đều cần tích cực duy hộ đoàn kết [trong] giới tu luyện, cộng đồng gắng sức vì sự nghiệp phát triển truyền thống văn hoá của nhân loại.

4. Các học viên, phụ trách viên, cùng các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, trừ phi được phê chuẩn của người khai sáng, chưởng môn, hoặc bộ phận hữu quan, thì không được coi bệnh cho người; càng không được tự [đi] coi bệnh thu phí nhận quà.

5. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp, [hãy] lấy tu luyện tâm tính làm [cơ] bản, tuyệt đối không được can thiệp đến chính trị quốc gia, càng không được tham dự vào hoạt động đấu tranh có tính chính trị; ai vi phạm thì đã không còn là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, hết thảy những hậu quả đều do đương sự tự chịu trách nhiệm. Hãy lấy: ‘sớm đến ngày viên mãn’, ‘tinh tấn thực tu’ làm bản nguyện.

Lý Hồng Chí




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét